cuso4

“Bệnh đốm đen” trên tôm thẻ chân trắng

Thời gian gần đây người nuôi tôm thẻ chân trắng thường gặp tình trạng tôm bị “bệnh đốm đen”, tỷ lệ chết có thể lên đến 80 – 90% nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. Một số trường hợp phát hiện bệnh trễ thì hầu như mọi biện pháp chữa trị đều không mang lại kết quả tốt và phải tiến hành thu hoạch. Một số trường hợp khác tôm bị đốm đen chỉ được phát hiện khi thu hoạch dẫn đến giảm giá trị thương phẩm.

“Bệnh đốm đen” xảy ra ở các độ mặn khác nhau từ 5‰ cho đến 20 – 25‰. Thời gian xảy ra bệnh từ giai đoạn 20 ngày tuổi cho đến 90 ngày tuổi, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở giai đoạn 25 – 45 ngày tuổi. Tôm thường có tỷ lệ mắc “bệnh đốm đen” cao vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường diễn ra kéo dài trong 5 – 10 ngày, hoặc nhiệt độ nước trên 29 độ C trong thời gian dài. Tuy vậy, tôm vẫn có thể mắc phải bệnh này trong suốt năm bất kể ở tình trạng thời tiết nào.

Quan sát tôm bệnh thường thấy các dấu hiệu lâm sàng như sau:

– Tôm lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn.
– Tốc độ tăng trưởng chậm.
– Trên thân xuất hiện nhiều đốm đen li ti hoặc mãng lớn màu đen, mang màu tối hoặc đen, đuôi mỏng, có thể có những tổn thương phụ bộ như mòn đuôi và vảy râu, cụt râu …
– Đối với những trường hợp bệnh nặng ruột rỗng, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt thân tôm bị đốm đen có thể có mùi hôi.

>>Tham khảo: Một số sản phẩm xử lý nước và các men vi sinh giúp cho tôm phát triển