NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC BỆNH CỦA TÔM – HCHP

Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi phổ biến tại Việt Nam. Gần đây, nghề nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh bùng phát gây thiệt hại nghiêm trọng. Sau đây chúng ta điểm qua những loại dịch bệnh được ghi nhận trong các đợt dịch bệnh xẩy ra trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

  1. Bệnh đốm trắng (WSSV).

Bệnh đốm trăng trên tôm thẻ chân trắng

Dấu hiệu bệnh lý:

+ Giảm ăn, cá biệt có trường hợp tăng cường độ bắt mồi bình thường, sau đó bỏ ăn, tôm yếu và bơi gần bờ

+ Xuất hiện các đốm trắng tròn dưới lớp vỏ kitin, đặc biệt các đốm trắng tập trung ở phần giáp đầu ngực và đốt bụng cuối cùng. Tôm bệnh có thể chuyển sang màu hồng đỏ.

+ Tỷ lệ chết cao, có thể tới 90-100% trong vòng 3-5 ngày

Phương thức lan truyền

+ Lây từ tôm bệnh sang tôm khỏe. Tôm mẹ sang tôm giống.

+ Lây qua ký chủ trung gian: các loài giáp xác như cua, còng, động vật phù du,… có trong nguồn nước

2.Bệnh đầu vàng (YHV):

Dấu hiệu bệnh lý:

+ Tôm bị bệnh có biểu hiện ăn nhiều trong một vài ngày, sau đó ngừng ăn, tôm yếu bơi trên tầng mặt, phần đầu ngực chuyển màu vàng. Mang tôm bệnh có màu trắng, vàng nhạt hay nâu và gan có màu vàng nhạt

+ Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% sau 7-10 ngày

Phương thức lây truyền

Lây từ tôm bệnh, loài giáp xác,… sang tôm khỏe

Lây từ tôm mẹ sang tôm giống

3. Hội chứng TAURA (TSV)

Dấu hiệu bệnh lý

Tôm bị bệnh chuyển màu đỏ nhạt, đặc biệt là đuôi và các chân bơi. Tôm bệnh còn có một số dấu hiệu khác như mềm vỏ, ruột rỗng và thường chết khi lột xác.

Tỷ lệ chết 40-90%

Phương thức lây truyền

Lây từ tôm bố mẹ sang tôm giống

Lây từ tôm bị bệnh, cá, loài giáp xác,… mang mềm bệnh sang tôm khỏe

VMCGROUP HẢI PHÒNG

406 Hùng Vương – Quận Hồng Bàng – Hải Phòng

Hotline 093456 8012. Call/Zalo 0934562923